Trường THCS Lệ Chi tổ chức họp Hội đồng sư phạm và tuyên truyền tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng, chống bệnh Covid -19 tại trường học từ 8h00’ đến 10h00’ ngày 27/02/2020. Thông qua buổi họp Hội đồng sư phạm đồng chí Đặng Thị Thanh Hương - Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo trọng tâm các nội dung sau:
I/ TRƯỚC KHI HỌC SINH TRỞ LẠI TRƯỜNG
1/ BGH nhà trường.
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch và xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh do COVID-19 gây ra.
- Chuấn bị đủ các dụng cụ và các chất tay rửa thông thường để thực hiện vệ sinh khử khuẩn trường, lớp trước khi đón học sinh học trở lại và thực hiện hằng ngày.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vệ sinh phục vụ học sinh và giáo viên như nơi rửa tay, nước sạch và xà phòng, giấy sạch hoặc khăn đế lau tay. Bố trí thùng rác có nắp lật đế ở những nơi dễ tiếp cận, trong nhà vệ sinh, nơi rửa tay.
- Chuẩn bị máy đo thân nhiệt cho 100% các lớp trong trường và phòng y tế.
- Chuẩn bị khẩu trang y tế đề sử dụng trong các trường hợp có học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động có biểu hiện viêm đường hô hấp câp tính (ho, sôt, khó thở...) được phát hiện trong trường.
- Đảm bảo đủ nước uống hợp vệ sinh và mỗi học sinh nên có một cốc uống nước dùng riêng được vệ sinh hằng ngày hoặc bình nước riêng.
- Thông báo cho phụ huynh học sinh chuẩn bị một số đồ dùng cho học sinh như khẩu trang (có thể sử dụng khẩu trang thông thường); khuyến khích sử dụng bình nước uống cá nhân. Phối hợp với nhà trường theo dõi sức khỏe, thân nhiệt của học sinh hằng ngày.
- Chuẩn bị vật tư, cơ số thuốc, trang thiết bị thiết yếu theo đúng yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định công tác Y tế trường học của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo; Quyết định 827/QĐ-SYT ngày 06/5/2015 của Sở Y tế Hà Nội về việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu, trang thiết bị y tế dùng trong phòng y tế của các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội và Công văn số 3586/SYT-NVY ngàỵ 23/7/2015 của Sở Y tế Hà Nội về việc bổ sung danh mục thuốc thiết yếu, trang thiết bị y tế dùng trong phòng y tế của các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đảm bảo cán bộ y tế có mặt liên tục trong suốt thời gian dạy và học để sẵn sàng đáp ứng y tế khi cần.
- Chuấn bị tài liệu và thực hiện tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh do COVID-19 cho Ban Giám hiệu, giáo viên, nhân viên và người lao động, cha mẹ học sinh, bao gồm: Video clip, tờ rơi, poster... Nội dung theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc (theo đường link: https://infographics.vn/v-te-cong-don«;- 7/trang-l .vna). Treo, dán tờ rơi, poster về phòng, chống dịch bệnh do COVID-19 gây ra tại cổng trường, các bảng tin của trường, khu vực phòng y tế, các lớp học.
- Tiếp tục tập huấn cho tất cả cán bộ, giáo viên, người lao động trong trường những kiến thức cơ bản về phòng, chống dịch bệnh do COVID-19 gây ra.
- Tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh, học sinh thực hiện các hoạt động sau để tăng cường sức khỏe như:
+ Súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên.
+ Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống sôi và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
+ Hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, không tiếp xúc với động vật hoang dã, hạn chế tiếp xúc với người có các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt, khó thở...).
- Yêu cầu các cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc đối tượng bị cách ly y tế, cần tuân thủ tuyệt đối việc cách ly y tế theo đúng quy định. Đối với các trường họp có ít nhất một trong các triệu chứng (ho hoặc sốt hoặc khó thở) thì chủ động báo cho BGH nhà trường, đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và xử lý y tế khi cần.
- Tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn toàn bộ khu vực trường, lớp trước khi đón học sinh trở lại học. Cụ thế như sau:
*Yêu cầu về trang bị bảo hộ, dụng cụ, hóa chất:
+ Trang phục bảo hộ: Găng tay cao su dài, khẩu trang.
+ Dụng cụ: Xô, chậu, khăn lau.
+ Chất khử khuẩn: Các chất tẩy rửa thông thường như Vim, Javen, Microshield, Cidex, Cidezyme, nước lau nhà diệt khuẩn xả chanh...; hóa chất khử khuẩn có chứa Clo. Đối với các chất tây rửa thông thường, pha theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Đối với hóa chất khử khuẩn có chứa Clo hoạt tính như Cloramin B, Cloramin T, Canxi hypocholorite (Clorua vôi)... cần thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
- Các khu vực cần tổng vệ sinh, khử khuẩn:
+ Khu vực sân chơi, bãi tập: Dọn vệ sinh, loại bỏ rác, phế liệu, phế thải...
+ Lớp học, phòng học chức năng, phòng thực hành, thư viện, nhà thế chất, nhà vệ sinh... (nền nhà, hành lang, bàn ghế, bảng, cửa sổ, cửa ra vào, cầu thang bộ, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang,...).
+ Các học cụ, bàn phím máy tính ….
- Huy động cán bộ, giáo viên nhà trường, mỗi lớp mời 2 - 3 phụ huynh học sinh cho công tác tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn trường.
- Các bước tiến hành và kỹ thuật thực hiện gồm 2 bước:
Bước 1: Tổng vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, phế liệu, phế thải toàn bộ các khu vực trong trường trước khi tiến hành khử khuẩn.
Bước 2: Tiến hành khử khuẩn
+ Đối với nền nhà, hành lang, cầu thang bộ, cửa số, cửa ra vào lau băng chất sát khuấn thông thường hoặc dung dịch khử khuấn có chứa Clo hoạt tính, lau xong đê khô tự nhiên.
+ Đối với tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, bảng, bàn, ghế, học cụ, có kích thước lớn... Lau bằng chất tẩy rửa thông thường, để 30 phút, sau đó lau lại 1 lần bằng nước sạch và đế khô tự nhiên. Nếu lau khử khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn có chứa Clo hoạt tính, lau xong để khô tự nhiên.
+ Đối với vật có kích thước nhỏ, không thấm nước rửa bằng nước sạch, sau đó ngâm trong dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa Clo hoạt tính trong 30 phút, rửa lại 2 lần bằng nước sạch, phơi khô hoặc để khô tự nhiên.
+ Học cụ, đồ chơi (bảng điện tử, có nguy cơ bị ăn mòn, hỏng khi bị ẩm) dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng (nếu có) hoặc cồn 70 độ thấm vào giấy thấm sau đó lau chùi bề mặt, đế khô tự nhiên. Tuy nhiên, trong giai đoạn này không nên sử dụng các đồ chơi điện tử, khó khử khuẩn.
+ Đồ dùng cá nhân như ca, cốc, thìa... rửa bằng nước rửa chén bát như thông thường, để khô tự nhiên.
2. Cán bộ Y tế nhà trường
- Tham mưu Ban Giám hiệu nhà trường chuẩn bị đầy đủ vật tư, cơ số thuốc theo quy định tại Quyết định 827/QĐ-SYT ngày 06/5/2015 của Sở Y tế Hà Nội về việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu, trang thiết bị y tế dùng trong phòng y tế của các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội và Công văn số 3586/SYT-NVY ngày 23/7/2015 của Sở Y tế Hà Nội về việc bổ sung danh mục thuốc thiết yếu, trang thiết bị y tế dùng trong phòng y tế của các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối với trường không có cán bộ y tế, đề nghị liên hệ với trạm y tế xã đe được hướng dẫn.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do COVID-19 gây ra trên các trang thông tin chính thức của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội để tuyên truyền phổ biến thông tin cập nhật cho Ban Giám hiệu, giáo viên và học sinh trong trường, một số trang thông tin:
https://ncov.moh.gov.vn/; http://vncdc.gov.vn/;
https://sovte.hanoi.gov.vn/
https://sucichoedoisong.vn/Dich-nCoV-cap-nhat-moi-nhat-lien-tuc-
nl68210.html;
Apps cho điện thoại thông minh: Sức khỏe Việt Nam
Zalo: Anti nCoV (Phòng chống vi rút Corona).
- Phối hợp với trạm y tế theo dõi sức khỏe của học sinh, giáo viên, nhân viên và người lao động trong nhà trường đê kịp thời xử lý các trường họp nghi ngờ mắc bệnh.
II. KHI HỌC SINH ĐI HỌC
1.BGH nhà trường
- Tổ chức tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh do COVID-19 gây ra cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động thông qua các hình thức phát thanh; hướng dẫn trực tiếp, treo/dán poster...
- Không tổ chức các hoạt động tập thể, tập trung đông người, hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế... Không chào cờ tập trung toàn trường, chỉ tổ chức chào cờ tại lớp học, hạn chế các hoạt động có sự tham gia của nhiều lớp.
- Không sử dụng các đồ chơi, dụng cụ học tập bằng vật liệu chưa khử khuấn được (đồ chơi điện tử, đồ chai thấm nước...)
- Khuyến khích mỗi học sinh nên có một cốc uống nước dùng riêng được vệ sinh hàng ngày bằng nước rửa chén, bát thông thường hoặc sử dụng bình nước riêng.
- Cha mẹ học sinh không vào trong trường học. Bảo vệ nhà trường hạn chế người không có nhiệm vụ vào trường.
- Yêu cầu cán bộ, giáo viên, học sinh thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc rửa tay bằng dung dịch sát khuấn tay nhanh tại các thời điểm: Trước khi vào lớp học, sau mỗi giờ ra chơi, sau khi đi vệ sinh và khi thấy tay bẩn.
- Phối hợp với phụ huynh theo dõi sức khỏe của học sinh hằng ngày để kịp thời phối hợp với trạm y tế xã xử lý y tế theo quy định.
- Tố chức vệ sinh khử khuẩn tại trường, trang bị bảo hộ, dụng cụ, hóa chất; các khu vực cần tổng vệ sinh, khử khuẩn; nhân lực; các bước tiến hành và kỹ thuật thực hiện theo hướng dẫn khử khuẩn trường học trước khi học sinh tới trường với tần suất thực hiện:
+ Khu vực sân chơi, bãi tập (dọn vệ sinh, loại bỏ rác, phế liệu...): Thực hiện hằng tuần vào ngày học cuối cùng hoặc khi bẩn, khi bị đọng nước.
+ Lớp học, phòng học chức năng, phòng thực hành, thư viện, nhà thể chất, nhà vệ sinh đối với bề mặt như nền nhà, hành lang, bàn ghế, bảng, cửa sổ, cửa ra vào, cầu thang bộ, yêu cầu thực hiện vệ sinh khử khuẩn sau mỗi buổi học. Đối với tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, lan can thực hiện ít nhất 2 lần trong một buổi học (lau khử khuẩn ít nhất 4 lần).
+ Các thiết bị bàn phím máy tính, đồ dùng cá nhân (ca, cốc). Thực hiện ít nhất một lần một ngày. Khuyến khích học sinh, giáo viên nên đeo khẩu trang thông thường khi đến trường, khi tham gia giao thông, nơi tập trung đông người. Hướng dẫn cán bộ, giáo viên và học sinh đeo khấu trang đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Kéo khâu trang che kín cả mũi và miệng, không chạm tay vào mặt ngoài của khẩu trang.
+ Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào phần dây đeo qua tai để tháo khẩu trang, tránh dùng tay cầm vào mặt ngoài của khẩu trang để tháo ra. Cho khẩu trang đã dùng vào túi nilon dễ phân hủy/túi vải/túi giấy mang về để giặt và sử dụng cho lần sau. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn tay nhanh ngay sau mỗi lần tháo khẩu trang.
- Đảm bảo các phòng học được thông thoáng, tăng cường thông gió tự nhiên bằng cách mở cửa sổ, cửa ra vào, hạn chế sử dụng điều hòa.
- Giám sát việc thực hiện vệ sinh khử khuấn trường lớp, bỏ rác đúng nơi quy định, đặc biệt là khăn giấy sau khi sử dụng, khẩu trang (nếu dùng một lần) khi thay phải được bỏ ngay vào thùng rác và rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
2. Đối với cán bộ y tế
- Đảm bảo có mặt liên tục trong suốt thời gian dạy và học, sẵn sàng đáp ứng y tế khi cần.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm đế theo dõi, phát hiện học sinh có vấn đề sức khỏe để kịp thời xử lý.
- Khi có học sinh, giáo viên, nhân viên và người lao động của trường có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở hoặc các bất thường khác về mặt sức khỏe, cần kiểm tra, theo dõi tại phòng y tế của trường. Thông báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm, Ban Giám hiệu và trạm y tế xã để xử lý. (Lưu ý đối với trường hợp có biếu hiện viêm đường hô hấp, cần cho đeo ngay khẩu trang y tế).
3. Đối với giáo viên, nhân viên và ngưòi lao động
- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh theo dõi thân nhiệt và tình hình sức khỏe của học sinh thông qua các hình thức như: sổ theo dõi, sổ liên lạc điện tử, tin nhắn, zalo...
- Hàng ngày, trước khi vào giờ học, trước khi tan học giáo viên điếm danh và đo thân nhiệt cho học sinh và hỏi học sinh có cảm thấy sốt hay có ho, khó thở, mệt mỏi không. Trong thời gian học, giáo viên cần thường xuyên quan sát tình trạng sức khỏe của học sinh như ho, hắt hơi, mệt mỏi hoặc bất thường khác về sức khỏe... Nếu thấy bất thường báo ngay cho cán bộ y tế trường học và phụ huynh học sinh đế xử lý.
- Giáo viên, nhân viên và người lao động phải thực hiện vệ sinh cá nhân theo quy định, tự theo dõi sức khỏe và đo thân nhiệt hằng ngày. Nếu có sốt hoặc ho hoặc khó thở ... cần báo ngay cho nhà trường và đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn.
- Giáo viên, nhân viên và người lao động không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly y tế.
4. Đối với học sinh
- Nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng chống dịch do trường, lớp đề ra.
- Học sinh nên đeo khẩu trang khi đến trường, trên đường từ trường về nhà và nơi tập trung đông người.
- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuấn tay nhanh trước khi vào lớp học, sau mỗi giờ ra chơi, sau khi tháo bỏ khẩu trang, sau khi đi vệ sinh...
- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải hoặc khuỷu tay áo, không khạc nhố bừa bãi, bỏ rác, khẩu trang (nêu có) vào thùng rác ở nơi quy định.
- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay... nên sử dụng bình nước uống riêng.
Trong trường hợp cần giải đáp thắc mắc, đề nghị liên hệ theo đường dây nóng của Sở Y tế Hà Nội: 0969082115 và 0949396115; của Ban Chỉ đạo UBND huyện Gia Lâm: 024367628466.
Địa chỉ email của Sở Y tế: gsdich2020@gmail.com
Sau đây một số hình ảnh họp Hội đồng sư phạm và tuyên truyền tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng, chống bệnh Covid -19 tại trường học.
1. Đ/c Đặng Thị Thanh Hương - Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường tổ chức họp HĐSP.
2. Đ/c Đặng Thị Thanh Hương - Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường tuyên truyền tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng, chống bệnh Covid -19 tại trường học